Tỷ lệ thoát trang – Bounce Rate là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với mỗi website, đặc biệt là trong quá trình SEO. Nó giúp công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng của người dùng trên website và gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình làm SEO. Vậy cụ thể tỷ lệ thoát trang là gì? Những ảnh hưởng của chúng đến SEO như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tỷ lệ thoát trang là gì?
Tỷ lệ thoát trang (tiếng Anh là Bounce rate) – đây là thuật ngữ dùng để chỉ số đo phần trăm người dùng đã truy cập vào trang web của bạn sau đó thoát ra ngay mà không có thêm một hành động tương tác nào trên trang.
Tỷ lệ thoát này cho thấy “chất lượng của website” hoặc “chất lượng người dùng” của bạn (nghĩa là người dùng có phù hợp với mục đích trang web của bạn không).
Bounce rate cũng là một trong các yếu tố được Google dùng để xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Ngoài ra nó ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Cách tính tỷ lệ thoát trang
Tỷ lệ thoát website = Tổng số lần truy cập chỉ xem một trang/ tổng tất cả các phiên truy cập vào website
Cách tính phiên truy cập chỉ xem 1 trang như sau:
- Người dùng đã tắt trình duyệt.
- Người dùng đã nhấp chuột sang một trang khác không nằm trong website của bạn.
- Người dùng đã truy cập vào trang web khác thông qua hình thức gõ vào URL trên trình duyệt.
- Người dùng vẫn ở trên trang nhưng không có lượt truy cập nào khác sau lần truy cập đầu tiên.
Các yếu tố tác động đến Bounce rate
Tốc độ tải trang chậm
Có thể bạn nghĩ tốc độ tải trang tăng lên khoảng 1s, 2s thì không đáng kể. Tuy nhiên chính lượng thời gian chờ đợi thêm vài giây này có thể khiến khách hàng rời trang web đi ngay. Qua đó sẽ khiến tỷ lệ thoát trang tăng cao.
Đặc biệt, tốc độ load web còn là yếu tố để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm. Những nội dung đem lại trải nghiệm tích cực cho người dùng luôn được Google ưu tiên. Chính vì vậy, nếu website có thời gian tải trang chậm thì sẽ mang đến trải nghiệm xấu cho khách hàng
Nội dung không đáp ứng nhu cầu của người dùng
Nếu nội dung trang web không thỏa mãn, không có điểm nhấn, khách hàng sẽ rời ngay trong lần truy cập đầu tiên để tìm kiếm nơi có nội dung tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng phải lưu ý rằng tuyệt đối không nên sử dụng các tiêu đề giật tít để thu hút khách hàng. Bởi một khi nội dung chẳng liên quan hay không đủ đáp ứng được các nhu cầu khách hàng thì họ cũng sẽ ngay lập tức thoát ra khỏi trang web.
Ngược lại, nếu nội dung chất lượng điều này không chỉ giữ chân khách hàng lâu hơn mà còn dẫn dắt họ đọc thêm bài viết khác. Qua đó giúp giảm bounce rate rất nhiều.
Website không bắt mắt
Điều đầu tiên mà người dùng nhìn thấy sau khi truy cập vào liên kết chính là giao diện website của bạn. Một website chứa nhiều quảng cáo dày đặt, màu sắc gây khó chịu hay các danh mục được đặt lộn xộn và khó sử dụng thì sẽ khiến người dùng rời khỏi trang web nhanh chóng và đồng nghĩa với việc tỷ lệ thoát trang sẽ gia tăng.
Không có liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ có nhiệm vụ dẫn dắt người dùng đến các bài viết khác của trang web. Cung cấp các liên kết nội bộ có nội dung hữu ích và liên quan với nội dung hiện tại sẽ giúp trang web giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.
Khi người dùng muốn tìm kiếm thêm thông tin. Nếu như vấn đề được đề cập không kèm theo những thông tin mở rộng hoặc các liên kết nội bộ thì chắc chắn người dùng sẽ thoát khỏi trang và làm tăng tỷ lệ Bounce Rate
Những ảnh hưởng của Bounce Rate đến SEO
Bounce Rate chính là một trong các yếu tố giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng của website đối với người sử dụng, từ đó xếp thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm. Một website chất lượng, nội dung có ích với người sử dụng sẽ được ưu thế hơn, xếp thứ hạng cao hơn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt chính là nguồn thu lợi nhuận – mục đích cuối cùng mà SEO luôn hướng đến
- Bounce Rate – Tỷ lệ thoát trang càng nhỏ thì càng tốt đối với website và ngược lại tỷ lệ thoát tràng càng cao thì hiển nhiên công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá thấp website.
- Ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi của trang web: Tỷ lệ thoát website cao đồng nghĩa với việc người dùng không thực hiện bất kỳ tương tác nào khác trên trang như mua bán, đặt hàng, hỏi về sản phẩm,… Tỷ lệ chuyển đổi cũng vì thế mà giảm xuống, thậm chí không thu hút được sự quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng đến độ uy tín của trang web: Bounce Rate được dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng website, từ đó giúp phân tích trải nghiệm người dùng. Những trang web nào có tỷ lệ thoát trang thấp luôn có được uy tín, sự tin tưởng từ khách hàng.
Các cách làm giảm tỷ lệ thoát website hiệu quả nhất
Chia sẻ từ công ty SEO chất lượng tại Việt Nam – Công ty Mona SEO về những Tips hiệu quả giúp cải thiện tỷ lệ thoát trang mà bạn có thể áp dụng cho website doanh nghiệp mình.
Thay đổi thiết kế để giữ chân khách hàng
Một trong những cách giúp giảm tỷ lệ bounce rate chính là thiết kế trang web trở nên hấp dẫn hơn đối với người truy cập. Một số việc làm giúp thay đổi trang web như: cải thiện chất lượng của đồ họa, sử dụng độ tương phản màu tốt và sửa đổi phông chữ và khoảng cách để văn bản dễ đọc hơn,…
Hãy thiết kế website của bạn để người dùng có thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm một cách dễ dàng nhất. Nếu trang web của bạn cung cấp nhiều loại sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy cung cấp một thanh tìm kiếm lớn để cải thiện mức độ tương tác đối với khách hàng. Ngoài ra thì các menu điều hướng cũng nên có cấu trúc phân cấp rõ ràng.
Cải thiện nội dung
Nếu bạn muốn gia tăng sự tương tác của người truy cập vào website của mình. Việc đầu tiên bạn cần làm đó là xác định và làm nổi bật nội dung mà bạn nghĩ rằng đối tượng khách hàng đang hướng đến.
Khi bạn đã xác định được phần nội dung này, tiếp theo hãy thiết kế trang web của mình để nội dung trở nên hấp dẫn nhất và được hiển thị nổi bật ở trang chủ. Lưu ý rằng nội dung phải đảm bảo đầy đủ bao gồm tiêu đề, hình ảnh và mô tả gia tăng CTR.
Có thể nói rằng để giảm tỷ lệ thoát trang, bạn cần đảm bảo cho nội dung luôn luôn mới, được cập nhật thường xuyên. Người truy cập sẽ quay lại và có nhiều khả năng tương tác với nội dung mới hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới chưa có quá nhiều kinh nghiệm cho việc xây dựng content chuẩn SEO cho website, bạn có thể lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ SEO Top Google uy tín để tối ưu thời gian xây dựng website có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Loại bỏ các thông tin không cần thiết và gây phiền
Hãy cắt bỏ và lượt bớt những điều có thể làm giảm chất lượng các video tự động phát, các quảng cáo của bên thứ ba, hay những nội dung không mang lại giá trị,… Nếu bạn muốn website của mình tập trung vào mục tiêu thì phải giữ sự chú ý của khách hàng và hướng họ đến các chuyển đổi của mục tiêu như mong muốn. Một khi trang web của bạn còn chứa những thông tin không cần thiết sẽ gây cảm giác phiền và đó sẽ chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao.
Kêu gọi hành động của người đọc
Nếu bạn mong muốn người dùng trên trang thực hiện một số hành động cụ thể, hãy kêu gọi họ hành động vì điều đó sẽ giúp bạn giảm được tỷ lệ thoát trang
- Tăng tương tác với người dùng: Khuyến khích người dùng để lại comment hay like và chia sẻ bài viết.
- Dẫn dắt họ tới video, slide mang những nội dung hấp dẫn thú vị
Tuy nhiên, hầu như rất ít trang web tận dụng những điều này. Nếu bạn muốn bài viết của mình đạt được mục tiêu như mong muốn hãy thêm mục kêu gọi như: hành động đăng ký bản tin, nút gọi để liên hệ, hoặc mua hàng,…p.
Thông qua các thông tin chúng tôi vừa cung cấp phía trên, bạn có thể thấy tỷ lệ thoát trang vai trò vô cùng quan trọng. Tất cả các xếp hạng đều dựa vào trải nghiệm người dùng nên nếu website bạn có tỷ lệ thoát trang cao sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình SEO. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc và hiểu hơn về thuật ngữ này. Từ đó có kế hoạch làm SEO hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tham khảo thêm bài viết: Chia sẻ kinh nghiệm SEO website lên Top hiệu quả