Để có được một website chất lượng, bên cạnh việc mua tên miền đúng chuẩn, tăng tính bảo mật cũng như tích hợp nhiều ứng dụng trên web. Doanh nghiệp cần chăm sóc, nâng cấp website thường xuyên để trang web hoạt động ổn định, mang đến cho khách hàng những điều mới lạ và trải nghiệm tốt nhất. Dưới đây Keycode sẽ hướng dẫn 8 cách nâng cấp website đem lại doanh thu mà doanh nghiệp cần biết để xây dựng và mở rộng trang web của mình.
Nâng cấp website là gì?
Nâng cấp website là công việc sửa chữa và khắc phục những vấn đề của trang web chẳng hạn như chỉnh sửa, thay đổi giao diện, thiết kế thêm nhiều tính năng vận hành của website. Điều này giúp trang web mang lại sự tiện ích và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng website theo giao diện cũ. Với những phần mềm thiết kế tĩnh được mặc định và không có nhiều sự thay đổi trong phần thiết kế. Trên thực tế, những website này đã không còn phù hợp với sự phát triển nhanh như vũ bão của nền công nghiệp thương mại và truyền thông ngày nay. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nâng cấp trang web của mình. Giúp trang web có thể chạy theo sự phát triển đó cũng như đem lại doanh thu hiệu quả hơn.
Nâng cấp website có lợi ích gì?
Nâng cấp website là việc xây dựng, sửa chữa và khắc phục các vấn đề mà trang web đang gặp phải. Điều này mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích như:
- Tối ưu chi phí: Nâng cấp giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức trong việc quản trị website nhờ áp dụng thuật công nghệ hiện đại với các phần mềm, công cụ thiết kế dễ sử dụng.
- Cải thiện trang web: Nâng cấp mang lại sự thân thiện, dễ dàng cho quá trình biên tập, chỉnh sửa, cập nhật và quản lý trang web.
- Tăng cường vị thế cạnh tranh: Nâng cấp giúp tăng cường vị thế, độ nhận diện và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời mở rộng thị trường bằng cách thực hiện các chiến lược Marketing Online như SEO website, SMS marketing, Google Adwords, Email marketing,…
- Hỗ trợ quản lý hiệu quả: Nâng cấp sẽ tạo ra một hệ thống hỗ trợ quản lý hàng hóa, tin tức liên quan đến doanh nghiệp một cách khoa học, dễ dàng và thuận tiện với đối tác. Họ có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm bằng cách truy cập vào website của bạn.
-> Tìm hiểu thêm: Bí quyết giúp tối ưu hóa SEO cho Website nhanh chóng lên Top Google
Khi nào nên kiểm tra và nâng cấp website?
Nâng cấp website là việc làm quan trọng và cần thiết đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện nâng cấp website nếu trang web của bạn không đáp ứng hoặc gặp phải những vấn đề sau:
- Website đang thiếu những công cụ thống kê, phân tích khiến bạn không thể đánh giá được hiệu quả của trang web, gây ảnh hưởng tới định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Website chưa được tối ưu trên công cụ tìm kiếm của Google.
- Cấu trúc của website khó hiểu, thiếu logic gây cản trở trong quá trình tìm kiếm thông tin hoặc mua hàng của khách hàng, đem lại trải nghiệm không tốt cho họ.
- Website gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của những doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực, giao diện không làm nổi bật hình ảnh thương hiệu.
- Trang web bị hạn chế trong việc hiển thị các thông tin, không tối ưu giao diện trên các thiết bị, không thể hiện được nội dung trọng tâm mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
-> Tìm hiểu thêm: Cách tối ưu hóa website chuẩn SEO mà bạn cần biết
Hướng dẫn 8 cách nâng cấp website đem lại doanh thu
Nâng cấp website giúp khắc phục những vấn đề không đáp ứng được thị hiếu khách hàng ở website cũ thông qua việc sửa chữa, bổ sung tính năng, tích hợp công nghệ mới,… Dưới đây là 8 cách nâng cấp website mà bạn cần biết để nâng cấp trang web với thời gian nhanh chóng cùng chi phí tiết kiệm nhất.
Làm mới giao diện website
Việc cập nhật thiết kế cho website chính là cách tốt nhất để bạn nâng cấp trang web của mình nhằm thu hút khách hàng, tạo trải nghiệm thân thiện hơn với người dùng. Bạn có thể tự tạo ra thiết kế web cho riêng mình hoặc sử dụng dịch vụ thiết kế web của các công ty thiết kế trên thị trường để sở hữu một giao diện website độc quyền và đẹp mắt.
Tham khảo ngay các dịch vụ thiết kế và quản trị website đến từ Agency số 1 tại Việt Nam – MonaMedia
Thay đổi nội dung mới lạ, độc đáo hơn
Để tạo ra nhiều điều mới mẻ hơn, bạn cần nắm bắt và cập nhật nội dung website thường xuyên. Điều này giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng những thông tin cụ thể nhất về lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tạo sự tương đồng giữa tình hình phát triển thương hiệu và nội dung trên website để khách hàng có thể theo dõi hoạt động của doanh nghiệp.
Kiểm tra các liên kết lỗi, hỏng
Một vài liên kết lỗi, hỏng trên website sẽ là một điểm trừ cho doanh nghiệp. Vậy nên bạn cần kiểm tra các liên kết bị hỏng, lỗi thời gây ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm người dùng. Khách hàng sẽ rất khó chịu nếu nhấp vào những đường link không đáp ứng được mong muốn tìm kiếm của họ. Vì vậy, cần rà soát lỗi kỹ lưỡng và nhanh chóng sửa chữa chúng để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Tăng cường bảo mật trang web
Bạn không thể kinh doanh hay hợp tác với ai đó mà không có sự tin tưởng và khách hàng đối với website cũng vậy. Trước khi quyết định nên mua hàng hay không, họ sẽ nhìn vào những chi tiết của trang web như việc đăng ký tên miền, độ bảo mật. Nếu bạn đã chuyển sang HTTPS thì hãy kiểm tra các tùy chọn SSL để đảm bảo dữ liệu được truyền tải tốt nhất, đồng thời tăng độ bảo mật cho trang web.
Kiểm tra điều hướng trên trang web
Bạn nên đặt mình vào khách hàng để kiểm tra khả năng sử dụng website trong quá trình điều hướng, đảm bảo rằng việc điều hướng trên trang web là dễ hiểu và dễ thực hiện. Hãy chắc chắn rằng khách hàng có thể tìm thấy những gì họ cần trong một khoản thời gian ngắn. Đây chính là điều mà bạn cần thực hiện nếu muốn khách hàng cảm thấy hài lòng với website của mình.
Kiểm tra độ hiển thị và hoạt động của website
Trong quá trình hoạt động, website sẽ gặp phải tình trạng lỗi ở nhiều trình duyệt. Vì vậy bạn cần cập nhật thường xuyên để phát hiện và khắc phục lỗi này. Điều đơn giản mà bạn cần làm chính là tải các phiên bản mới nhất ở các trình duyệt trên các thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, tablet,… để kiểm tra độ hiển thị và hoạt động của trang web.
-> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ kinh nghiệm SEO website lên top hiệu quả
Thêm các kênh truyền thông xã hội
Bên cạnh việc cung cấp thông tin trên trang web, bạn cũng nên thêm vào các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Tik Tok,… Điều này giúp khách hàng có thể truy cập và cập nhất trong tin nhanh chóng nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng cần phát triển các kênh này để mang đến những trải nghiệm chân thực nhất cho khách hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Thay vì cứ chuyên tâm phát triển và thay đổi website của mình, bạn cần theo dõi và phân tích đối thủ để tìm ra những điểm mới hoặc ngược lại. Từ đó có được những định hướng phát triển doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên bạn không nên sao chép bất kỳ điều gì của đối thủ, nếu có hãy sử dụng chúng như một ý tưởng mới để giúp website của bạn có sự mới mẻ hơn.
Trên đây là 8 cách nâng cấp website hiệu quả, giúp doanh nghiệp nắm bắt được hướng đi của mình cũng như đạt được thành công như mong đợi. Hãy bắt đầu thực hiện nâng cấp cho trang web của bạn ngay hôm nay để thu hút được thật nhiều đối tượng khách hàng nhé.